Cây tràm ( MALALEUCA LEUCADENDRON )
Tên cây : Tràm, chè đồng, chè cay, bạch thiên tầng, co tràm (Thái).
Mô tả : Cây to. Thân thẳng, vỏ mềm trắng, dễ róc. Lá mọc so le, phiến
dày, gân hình cung. Lá non và ngọn non có lông dày màu trắng. Hoa nhỏ, màu vàng
ngà mọc thành bông ở đầu cành. Khi hoa kết quả, cành mang hoa lại ra lá non ở
đỉnh. Quả nang, gần hình cầu, chứa nhiều hạt. Tránh nhầm với cây khuynh diệp
(Eucalyptus globulus Labill.).
Phân bố : Cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn.
Bộ phận dùng : Lá. Thu hái vào đầu mùa hạ. Phơi khô hoặc cất lấy tinh dầu.
Thành phần hóa học : Lá chứa tinh dầu có cineol 50 - 65%, (-terpineol và các
ester của nó, L-(-pinen, L-limonen, dipenten, sesquiterpen, azulen,
sesquiterpen alcol, aldehyd valerianic và benzaldehyd.
Công dụng : Chữa cảm, cúm, ho, hen, viêm phổi, đau tai, nhức răng, thấp khớp,
nhức xương, đau dây thần kinh, bị thương, bỏng, ứ huyết sau đẻ, tiêu hóa kém.
Ngày 20 - 40g lá tươi hoặc 5 - 10g lá khô sắc, hãm uống. Tinh dầu dùng xoa bóp,
uống, tinh chế pha dung dịch thuốc tiêm, thuốc nhỏ mũi
Tinh dầu tràm (Eucalypton): với các thành phần chủ yếu là cineol,
eucalyptol..có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Vì
thế tinh dầu tràm có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hóa,
đặc biệt là có công dụng rõ rệt trong việc chữa ho, long đờm. Eucalypton được
đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương. Hoa tràm
chứa hơn 2% tinh dầu, vò nát trong tay tỏa mùi thơm, đem cất lên thành tinh dầu
tràm.Tinh dầu tràm là một chất lỏng màu vàng xanh trong suốt, có hương thơm dễ
chịu, dùng làm thuốc cao để xoa bóp, chữa đau nhức, cảm mạo, tiêu đờm, chứng tê
thấp.Tinh dầu tràm là một trong các thành phần quan trọng của dầu cao Sao Vàng
phổ biến
+ Phải sử dụng loại cây tràm nào để nghiên cứu?
- Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều loại tràm nhưng chủ yếu là tràm cừ, tràm gió và
tràm úc (cây nhập khẩu). Để biết ứng dụng của tinh dầu tràm nào phải biết trong
tinh dầu nào có hợp chất hóa học nào, nó có tác dụng như thế nào?
- Tràm cừ(var. macromelaleucetum): Cineol thấp, Terpinolen, - Terpinen, ít (-)
Lenalool, nhưng nhiều Terpinen-4-ol,a- Pinen, b nhưng chất chịu trách nhiệm về kháng khuẩn theo
chuyên gia Tiệp Khắc là (-) Linalool và Terpinen-4-ol.
- Tràm gió(var. micr-omelaleucetum): (Tìm sau)
- Tràm Úc-(Tinh dầu tràm trà)(Melaleuca alternifolia)(trên thị trường thường sử dụng tên
tea tree oil): tinh dầu của nó có tác dụng kháng sinh và kháng khuẩn (xem thêm
ở Chi tràm+ Tràm lá dài-Wikipedia tiếng Việt) hiệu quả cao trong điều trị dạng
thuốc đắp, mặc dù nó có thể gây ngộ độc khi sử dụng dưới dạng thuốc uống với
liều lượng lớn hay khi người bệnh là trẻ em. Trong một vài trường hợp, các sản
phẩm thuốc đắp có thể bị hấp thụ theo đường da và gây ra ngộ độc.
Nhưng theo, dược sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển
Dược Liệu Đồng Tháp Mười thì nếu sản xuất dược phẩm thì nên dùng tràm gió, mỹ
phẩm thì dùng tràm úc.
Nhưng hiện tại, thật sự mà nói(em mà cũng có thể là cô) chưa biết phân biệt
loại tràm nào với tràm nào. Hôm em đi Cần Giờ ở đó cũng trồng tràm, nhưng Tràm
hoa vàng, trong khi các loại tràm khác thì hoa trắng. Vậy nó là loại nào? Em
cần làm rõ điều đó.
+ Các phương pháp trích ly tinh dầu:
- Tinh dầu tràm cừ được tự chiết xuất từ lá bằng phương pháp kéo theo hơi nước
(Entrainement à la vapeur deau). Tẩy Phenol tự do ra khỏi tinh dầu bằng NaOH
5%, làm khan tinh dầu bằng natri sunfat khan. Lá Tràm Cừ được thu hái ở nhiều
nơi: Nhà Bè, Cần Giờ, Tân Qui Ðông, Tân Trụ (Long An), Minh Hải.Tinh dầu tràm
cừ sử dụng để thử nghiệm lâm sàng là từ lá cây Tràm Cừ ở Bến Lức.(Theo Trần
Ngọc Tiếng-Hội dược học Việt Nam).