Saturday, 4 March 2017

MẸ YÊN TÂM VÌ ĐÃ CÓ GN VIỆT NAM BẢO VỆ CON

Mình có 2 con nhỏ, đứa lớn 6 tuổi, đứa bé 1 tuổi. Trước đây mình hay dùng loại dầu tràm chai to, mua từ trong Huế chuyển ra để phòng bệnh đường hô hấp cho các con. Sau mới biết loại dầu tràm đó hay pha nhựa thông nên thôi không sử dụng nữa. Được người bạn cùng Công ty giới thiệu, mình chuyển sang dùng tinh dầu tràm GN Việt Nam đã gần 2 năm nay. Tinh dầu tràm GN Việt Nam mùi thơm rất dễ chịu, chỉ 1 giọt rớt ra ngoài mùi tràm đã bay khắp nhà. Mình thường dùng dầu này nhỏ vào nước khi tắm cho 2 con, sau đó bôi 1 chút vào cổ, 2 cánh tay và gan bàn chân cho bé để phòng bệnh ho, sổ mũi cho bé rất hiệu quả. Từ ngày dùng tinh dầu tràm GN Việt Nam, 2 bé nhà mình khoẻ hẳn, hạn chế bị ho và sổ mũi khi chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa Đông. Chưa hết, mình còn dùng tinh dầu tràm xông để đuổi muỗi, hạn chế cả nhà bị muỗi đốt đấy các bạn. Mình đã giới thiệu tinh dầu tràm GN Việt Nam cho rất nhiều người dùng, ai cũng khen sản phẩm tốt và hiệu quả thật. Các bạn thấy đấy, cu tí nhà mình trộm vía sức khoẻ rất tốt. Có tinh dầu tràm GN Việt Nam, mình thật sự yên tâm vì hệ hô hấp của con luôn được bảo vệ toàn diện, kể cả khi thời tiết thay đổi đột ngột, thất thường!
-------------------------------------------------


TINH DẦU TRÀM GN VIỆT NAM
(Tinh dầu tràm Việt Nam - Chất lượng quốc tế)
➡ Giá 120.000 VNĐ/lọ - 10 ml
☎ 0943880589 - 0977042294
➡ Ship hàng toàn quốc - Thanh toán tại nhà
➡Free ship cho đơn hàng > 4 lọ.
➡Comment để lại [ TÊN + SỐ ĐIỆN THOẠI ] để được tư vấn.
--------------------------------
TÌM HIỂU THÊM VỀ TINH DẦU TRÀM
MÙI CỦA TINH DẦU TRÀM: https://goo.gl/MaJtmF
➡CÁCH CHỌN TINH DẦU TRÀM: https://goo.gl/kT1g2R
➡CÁCH SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM: https://goo.gl/PmEKFA
➡HIỂU RÕ VỀ TINH DẦU TRÀM: http://goo.gl/3oiOA0

Wednesday, 1 March 2017

Bà mẹ 9x âm thầm đầu độc con mình

Chị Thùy sáng đưa cháu Nga đi nhà trẻ, như mọi khi chị mặc đầy đủ quần áo ấm cho cháu và không quên bôi một chút tinh dầu tràm để giữ ấm cho cháu Nga. Cháu nga là đứa trẻ hiếu động, vì vậy khi đến chiều tối chị đón cháu về thấy những đám mẩm ngứa chị chị nghĩ đơn giản là do côn trùng gây ra. Mọi việc không hề đơn giản như vậy vì tình trạng này kéo dài đến cả tuần. Bản năng của một người mẹ đã thôi thúc chị đi tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Vấn đề chính là nằm ở lọ tinh dầu tràm mà chị Thùy sử dụng hàng ngày.

Chị Thùy đến gặp gỡ các chuyên gia về da liễu cho biết, tinh là một trong ít tinh dầu “AN TOÀN” cho cả trẻ sơ sinh. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu tràm là sesquiterpen, alcohol globulol, spathulenol và 1,8 – cineole đều là những thành phần lành tính. Chuyên gia cho biết rất có thể lọ tinh dầu tràm chị Thùy sử dụng là lọ tinh dầu tràm không nguyên chất.

Tinh dầu tràm tại Việt Nam được khai thác chủ yếu dựa vào tự nhiên vì vậy nguồn nhiên liệu khan hiếm dần, cung không đủ cầu vì vậy dẫn đến việc nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu tràm giả, tinh dầu tràm kém chất lượng. Theo gs. Lê Đình Khả viện trưởng viện Lâm Nghiệp Việt Nam tinh dầu tràm giả có thể từ Trung Quốc vào Việt Nam thành phần là những hóa chất không rõ nguồn gốc, vì vậy tinh dầu tràm đó khi bôi cho trẻ thì sẽ không an toàn, ngoài ra tinh dầu tràm cũng có thể được pha với nhựa thông, nhựa thông dễ dàng hòa lẫn với tinh dầu tràm nguyên chất. Không chỉ nhựa thông mà khi chưng cất tinh dầu tràm người ta có thể cho cây chổi xuể vào lẫn với cây tràm. Tất cả những tinh dầu tràm vậy đều kém chất lượng, và không an toàn khi sử dụng.

Tinh dầu tràm kém chất lượng được làm giả dễ dàng nhất là pha với nhựa thông, vì nhựa thông dễ mua, giá rẻ. Thành phần chính của nhựa thông là Alpha Pinene, Beta Pinene là hai chất gây dị ứng cho da, nếu tiếp xúc với một số lượng lớn và thường xuyên có thể gây ung thư da. Bởi vậy tinh dầu tràm kém chất lượng không có thể không còn an toàn cho trẻ nhỏ nữa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tinh dầu tràm được rao bán với giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, vì sức khỏe của chính em bé nhà bạn, các bà mẹ thông thái hãy lựa chọn những loại tinh dầu đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.

Các mẹ khi mua tinh dầu tràm xin hãy lưu ý
+ Lựa chọn loại tinh dầu có hàm lượng 1,8 cineole cao như tinh dầu tràm năm gân (>60%)  để đảm bảo chất lượng
+ Tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của tinh dầu

Friday, 28 October 2016

Massage để giúp trẻ sơ sinh thư giãn là phương pháp đang được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và áp dụng.

Dưới đây xin giới thiệu quy trình massage toàn thân cho trẻ sơ sinh để các mẹ có thể tham khảo và thực hiện mỗi ngày nhằm giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Massage có rất nhiều lợi ích đối với trẻ nhỏ: giúp điều hòa nhịp thở của trẻ đều đặn hơn, thúc đẩy kích thích sự tăng trưởng, đặc biệt đối với sự phát triển của não bộ, nâng cao sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm các cơn co thắt đào thải phân xu, giảm nhanh đau bụng, táo bón…
Để massage cho trẻ đạt được hiệu quả tốt nhất, bố mẹ cần có những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về massage. Đồng thời, không nên cố thực hiện khi trẻ đang khó chịu, cáu gắt hoặc buồn ngủ. Hãy bắt đầu khi trẻ cảm thấy sẵn sàng.
Trước tiên, bố mẹ hãy đặt con trên mặt phẳng với một chiếc khăn và một lọ TINH DẦU TRÀM NĂM GÂN GN. Sau đó tiến hành massage toàn thân cho trẻ theo các gợi ý dưới đây:
1.Chân
Nhỏ một, hai giọt tinh dầu tràm năm gân ra tay, hãy bắt đầu từ chân vì đây là bộ phận ít nhạy cảm nhất trên cơ thể của trẻ. Sử dụng một ít dầu, dùng một tay xoa nhẹ xung quanh đùi trẻ và vuốt xuôi xuống, tay còn lại nắn bóp nhẹ nhàng. Đổi chân và lặp lại.
2. Bàn chân
Nâng một bàn chân của trẻ lên và nhẹ nhàng xoay qua trái, phải vài lần, sau đó vuốt dọc từ mắt cá xuống hết các ngón chân. Đổi chân và lặp lại.
3. Ngón chân và lòng bàn chân
Nhẹ nhàng vuốt ve các ngón chân bằng một tay và dùng ngón cái của bàn tay còn lại masage ngược lên lòng bàn chân của trẻ. Đối với các ngón chân, tiến hành nắn bóp, kéo và xoay lần lượt từng ngón. Kẹp bàn chân của trẻ ở giữa hai bàn tay của bạn và giữ nhẹ trong vài giây. Sau đó lật người bé lại.
4. Cánh tay và hai tay
Một tay của bố, mẹ giữ trẻ để giơ một cánh tay của trẻ lên,tay kia massage vào cánh tay còn lại của trẻ, massage từ vai xuống cổ tay, rồi đến từng ngón tay.
Mở rộng lòng bàn tay và ngón tay của trẻ đồng thời nhẹ nhàng xát nhẹ, Sau đó chuyển tay kia và làm tương tự như vậy. Cách massage này tăng cường tính linh hoạt cho trẻ.
5. Ngón tay
Nhẹ nhàng giữ ngón tay của trẻ giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ của bạn rồi kéo từ trong ra ngoài. Lặp lại thao tác cho tất cả 10 ngón tay.
6. Ngực và bụng
Đặt bàn tay của mẹ ở vị trí giữa ngực trẻ, sau đó nhẹ nhàng mở bàn tay trước ngực và vuốt nhẹ ra ngoài. Động tác này rất tốt cho tim mạch và giúp trẻ giữ nhịp thở đều đặn hơn.
Để massage bụng cho bé, mẹ cần làm ấm bàn tay của mình bằng vài giọt tinh dầu tràm năm gân. Sau đó mới dùng hai bàn tay xoa nhẹ vùng ngực sang hai bên. Lặp lại động tác này nhiều lần. Mssage vùng bụng giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ít bị các chứng rối loạn tiêu hóa hay đầy bụng thường gặp ở trẻ.
7. Lưng
Đặt trẻ nằm sấp rồi nhẹ nhàng vuốt ve phần lưng. Dùng các đầu ngón tay xoa những vòng tròn nhỏ dọc hai bên xương sống từ cổ tới mông.
Tiếp đó, áp hai bàn tay lên lưng trẻ theo chiều ngang và miết tay suốt chiều dài của lưng. Lặp lại nhiều lần.
8. Mặt
Bố mẹ cũng có thể tiến hành massage vùng mặt của trẻ để trẻ cảm thấy được thư giãn. Dùng hai ngón tay massage từ giữa trán sang hai bên, sau đó thuận theo sống mũi trượt về đầu mũi, sau đó lại từ đầu mũi trượt ra hai bên cánh mũi.
Đa phần trẻ sẽ thích cách massage này vì nó khiến trẻ có cảm giác bố mẹ đang chơi đùa với trẻ. Tuy nhiên nếu bé yêu của bạn cảm thấy không thoải mái thì hãy ngừng động tác này lại ngay và hãy thử lại sau một vài ngày.
Lưu ý:
- Khi massage cho trẻ sơ sinh, chỉ dùng lực vừa phải, không làm quá mạnh có thể khiến trẻ bị đau.
- Không nên massage cho trẻ quá nhiều lần trong ngày vì như thế sẽ phản tác dụng.

Saturday, 15 October 2016

Cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm

Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn hoặc đã rụng rốn là một phần quan trọng trong cuộc sống của người mới lần đầu làm mẹ. Cùng tham khảo những hướng dẫn chi tiết dưới đây để mẹ có thể trực tiếp tắm cho bé yêu của mình trong những ngày đầu tiên nhé
Bước 1: Chuẩn bị trước khi tắm
-Phòng tắm: Phòng tắm phải kín gió, nhiệt độ trong phòng khoảng 24 độ C
-Đồ đạc cho bé tắm:
·         Khăn tắm: 1 khăn nhỏ và 1 khăn lớn (một khăn nhỏ để tắm, một khăn lớn để lau khô)
·         Thau tắm: 2 cái (một cái để tắm, một cái để xả sạch sau khi tắm)
·         Dầu tắm (chỉ dành riêng cho trẻ sơ sinh, tốt nhất nên dung tinh dầu tràm tắm , không chất hóa học, không chất tạo màu và tạo mùi.
·         Tăm bông và bông gòn vô trùng
·         Quần áo hoặc tã
·         Nước ấm khoảng 37 đến 38 độ (dùng dụng cụ đo nước tắm hoặc dùng tay để kiểm tra)
·         Cồn 70 độ
Bước 2: Tắm bé:
·         Cởi áo và tã cho bé thật nhẹ nhàng
·         Quấn khăn vào vùng chưa tắm
·         Cho bé từ từ vào thau. Giữ bé ở tư thế đầu cao hơn chân khoảng 30 độ, lưng trẻ tựa vào tay mẹ.
·         Dùng bông gòn lau mắt, mũi, tai, mặt. Mỗi miếng bông chỉ dùng 1 lần, không sử dụng lại. Nếu không sử dụng bông gòn thì dùng khăn sữa không ra bụi bông để tránh bụi bông lưu lại trên cơ thể.
·         Tiến hành gội đầu, xả sạch, lau khô đầu. Nên dùng khăn mềm và nhỏ để gội đầu cho bé, tránh dùng tay vì móng tay có thể làm tổn thương bé.
·         Dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh thoa đều nhẹ nhàng lên đầu và xuống đến thân bé, lưu ý tránh không để sữa tắm vào mắt sẽ gây khó chịu cho bé.
·         Trong thời gian bé chưa rụng rốn, tránh để nước vào rốn sẽ dễ bị nhiễm trùng.
·         Xả nước lên đầu và thân bé cho sạch, sau đó dùng khăn mềm lau khô lại toàn thân cho bé, chú ý lau nơi bộ phận sinh dục, cần lau từ trước ra sau rồi mặc quần áo hoặc tã vào cho bé.

Bước 3: Chăm sóc rốn cho bé.
·         Dùng cồn để sát trùng rốn
·         Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài bằng tăm bông.
·         Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tã dưới rốn.

Những chú ý quan trọng
·         Khi tắm, các mẹ tránh để nước ướt phần rốn, theo như thông thường thì rốn sẽ tự rụng 1 đến 3 tuần sau khi sinh, trong thời gian này các mẹ cần hết sức vệ sinh an toàn rốn cho bé để tránh trường hợp rốn bị nhiễm khuẩn.
·         Khi tắm bé, mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế nhỏ, thấp khoảng 40cm, bế bé trên cánh tay trái hoặc phải, đầu nằm gọn trong lòng tay mẹ, và lưng nằm trên cánh tay, mông bé đặt trên đùi của người mẹ.
·         Dùng bông gòn hoặc tăm bông vô trùng để lau rốn và mỗi miếng bông hay tăm chỉ dùng 1 lần.
·         Tắm xong cần dùng khăn khô, vải mềm mại quấn bé lại cho ấm trước khi mặc tã và áo vào.
Thời gian, địa điểm tắm cho bé
·         Mẹ chỉ cần tắm bé 1-3 lần mỗi tuần.
·         Thời điểm mẹ tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất chính là lúc có ánh nắng mặt trời và lúc thuận tiện cho người mẹ nữa. Thời gian cụ thể và tốt nhất là từ 10 đến 11 giờ sáng hoặc 3 đến 4 giờ chiều. Mẹ có thể tạo cho bé một thói quen theo trình tự: tắm – bú sữa mẹ – ngủ…

·         Không nên tắm bé quá lâu trong nước, thời gian lâu nhất là 4 đến 5 phút. Khi ngoài 3 tháng tuổi mẹ có thể tắm bé đến 10 phút để bé có thể làm quen được với nước lâu hơn.

Sunday, 2 October 2016

những giống tràm sản xuất lấy tinh dầu ở Việt Nam


phổ biến loài tràm với thể cung cấp tinh dầu, trong chậm triển khai ba loài chính yếu là Tràm gió (M. cajuput) và Tràm năm gân (M. quinquenervia) và Tràm trà (Melaleuca alternifolia).


Trong tinh dầu tràm sở hữu hàng chục hợp chất có trị giá dược chất và hương liệu cao, được dùng trong cung cấp nước hoa và mỹ phẩm, trong chậm triển khai, 2 chiếc tinh dầu tràm sở hữu trị giá nhất và được tiêu thụ phổ thông nhất là tinh dầu Tràm giàu 1,8-cineole và tinh dầu Tràm giàu terpinen-4-ol.
Cây tràm gió (M.cajuput)

Cây nhỏ, thường chỉ ở dạng bụi, cao 0,5 – hai m, phân bố chủ yếu ở những vùng khô hạn từ miền Bắc Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng tới Long An, Đồng Tháp. Đây là mẫu cho nguyên liệu để chứa tinh dầu có hàm lượng tinh dầu rẻ (0,54%-0,90%), tỷ lệ một,8-cineole thường dưới 45%.
Cây tràm năm gân (M. quinquenervia)

Tràm năm gân (M. quinquenervia), sở hữu chiều cao 8-12 m, nơi đất thấp mang thể cao 25 m (Boland et al, 2006). Phân bố từ vĩ độ 8o04' tới 33o52' Nam, chính yếu phân bố tại các bang Papua New Guinea (PNG), Queensland (Qld) và New South Wales (NSW) của Australia. Đây là đội ngũ loài cây cho vật liệu để cất tinh dầu sở hữu hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao (tỷ lệ một,8-cineole > 60%) được tiêu thụ đa dạng trên thị trường quốc tế. hiện tại, mới được trồng để cung cấp tinh dầu chất lượng cao tại 1 số thức giấc ở Việt Nam.
Cây tràm trà (M. Alternifolia)

Tràm trà (M. alternifolia) là loài cây cây nhỡ, cao khoảng 2-3 m, cao nhất mang thể đạt 14 m, phân bố tự dưng chính yếu ở 28o54' đến 31o23' vĩ độ Nam tại bang New South Wales của Australia, mọc trên đất giết thịt hoặc đất pha cát ven biển (Boland et al, 2006). Đây là hàng ngũ cây cho vật liệu để chưng cất tinh dầu chất lượng cao (tỷ lệ terpine-4-ol trong khoảng 30-48%, một,8-cineole <15%, limonene <1,5%) dùng để sản xuất tinh dầu tràm trà làm cho dược liệu, hương liệu và mỹ phẩm. các giống lấy trong khoảng nguồn cội Candole gần Bookram ở bang New South Wales của Australia (Doran et al, 2002) đang được trồng cung ứng tinh dầu chất lượng cao tại Việt Nam.

hiện tại ở Việt Nam với phổ thông mẫu tinh dầu tràm, các tinh dầu tràm khác nhau được chiết xuất từ các giống cây tràm khác nhau không những thế chỉ mang hai tinh dầu tràm năm gân (Niaouli Oil) và tinh dầu Tràm trà (Tea Tree Oil) là các cái tinh dầu có chất lượng và trị giá cao, được tiêu thụ nhiều trên thị trường quốc tế.

GN Việt Nam

Tuesday, 20 September 2016

Thuốc và sức khỏe

Thương người già, yêu trẻ con, lành tính với bà bầu, tinh dầu tràm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và gần như không có tác dụng phụ.

Từ xưa trong mỗi gia đình đều có sẵn một chai tinh dầu tràm phòng khi trong nhà có người mệt nhọc, đau mỏi, trẻ con trở chứng đau bụng, cảm gió… Điều đáng quý của loại dầu này là để lâu không cạn, trái lại càng lâu càng nồng đượm và tăng thêm dược tính.

Phòng cảm cúm hữu hiệu

Người già, trẻ nhỏ, bà bầu hay bà mẹ sau sinh cơ thể thường rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu, trước khi đi ra khỏi nhà, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh thoa một ít tinh dầu tràm lên cổ và thái dương có tác dụng cản gió, phòng cảm cúm rất tốt.

Vào những ngày chuyển sang thu, mỗi lần tắm cho bé, mẹ có thể cho vào chậu nước tắm vài giọt tinh dầu tràm để đề phòng cảm lạnh. Tắm xong bôi một ít vào thái dương, cho bé ngửi một ít tinh dầu tràm để làm ấm cơ thể.

Với những người bị cảm có thể xông với tinh dầu tràm để trị cảm, giảm sổ mũi, ngạt mũi. Lấy một thau nước nóng, trùm mền kín người rồi nhỏ các loại tinh dầu vào thau nước, xông cho đến khi đổ mồ hôi. Năm 2008, nghiên cứu tại Viện Pasteur Tp.HCM cho thấy hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm H5N1. Bộ Y tế cũng đã đưa tinh dầu tràm vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh ở địa phương.

Giảm đau mỏi cơ bắp

Tại sao phải sử dụng thuốc giảm đau và hứng chịu tất cả các tác dụng phụ của nó khi bạn đã có liệu pháp giảm đau từ tinh dầu tràm . Cũng chính nhờ công dụng này mà tinh dầu tràm trở thành người bạn thân thiết của người già. Bên cạnh việc dùng tinh dầu tràm pha loãng trực tiếp xoa bóp lên các cơ bắp đau nhức; hãy thêm vài giọt tinh dầu tràm vào bồn tắm nước nóng và ngâm mình trong đó, các cơ bắp đau mỏi sẽ được thư giãn tối đa.

Ngoài ra, tinh dầu còn làm giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, giảm sự cứng khớp. Hoạt chất giảm đau, kháng viêm có trong tinh dầu tràm cũng tỏ ra hiệu quả trong việc điều trị đau ống cổ tay, bỏng và bong gân nhẹ. Tuy nhiên, cần chú ý không dùng quá nhiều để tránh gây kích ứng da.

Bảo vệ da với chất khử trùng tự nhiên

Công trình nghiên cứu của TS. AR Penfold, một nhà hóa học tại Sydney, Úc (quê hương của tinh dầu tràm) cho biết, tinh dầu tràm mạnh hơn gấp 13 lần acid carbalic (chất khử trùng phổ biến vào những năm đầu thế kỷ 19) trong việc loại bỏ vi khuẩn.

Trị nấm trên da: Chỉ cần thêm 2 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng nhiễm nấm hay vi khuẩn trên da. Với nấm bàn chân, hãy thoa tinh dầu tràm trà vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.

Giảm đau ngứa do côn trùng cắn: Để làm tan những vết tấy đỏ và đau ngứa do muỗi hoặc côn trùng cắn, bạn chỉ cần thoa một ít tinh dầu tràm lên vết cắn hoặc sử dụng tinh dầu tràm như một biện pháp phòng chống.

Chữa bệnh vảy nến: Tác dụng này được phát hiện nhờ các nhà khoa học Trung Quốc. Thử nghiệm trên 42 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến (đã điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả) sau 12 tuần liên tục bôi các thành phần chiết xuất từ tinh dầu tràm, các vùng tổn thương do vảy nến gần như đã bị loại bỏ hết với tỷ lệ phục hồi là 80%. Các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm ứng dụng nghiên cứu này vào điều trị rộng rãi.

Nhiễm trùng tai: Nhỏ giọt 2-3 giọt tinh dầu tràm vào 1/2 chén nước (hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn). Nhẹ nhàng nhỏ hỗn hợp này vào tai, giữ nguyên trong 1 phút, nghiêng đầu cho nước chảy ra, để khô, lặp lại nhiều lần trong ngày. Xoa thêm dầu nguyên chất lên bề mặt ngoài của tai.

Trị ghẻ: Thoa tinh dầu tràm nguyên chất lên các nốt ghẻ hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Trị gàu, đẹp tóc

Trong thành phần của tinh dầu tràm có các hoạt chất giúp nang tóc và da đầu được “khơi thông”, giữ độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Chỉ cần xoa tinh dầu tràm vào da đầu, để qua đêm sẽ giúp giải quyết nhanh chóng những rắc rối do gàu mang lại. Các loại dầu gội có chứa 5% tinh tinh dầu tràm trà có thể ngăn ngừa gàu và loại bỏ chấy, phục hồi tóc khô và hư tổn.

Trị mụn và giảm nhờn hiệu quả

Mặc dù có chứa dầu nhưng tinh dầu tràm không gây nhờn da (do được da thẩm thấu rất nhanh) mà ngược lại còn giúp làm se da, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm các giác bóng nhờn. Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào tinh dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị tinh dầu tràm loại bỏ dễ dàng. Bạn cũng có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào sữa rửa mặt, sử dụng hàng ngày.

Tinh dầu tràm cũng có tác dụng dưỡng da, giúp tái sinh tế bào bị lão hóa, giảm sẹo, mau lành vết thương. Để dưỡng da, bạn nhỏ khoảng 2-3 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ.

Xử lý các vấn đề về răng miệng

Với khả năng kháng khuẩn cao nhưng vẫn an toàn cho cơ thể, tinh dầu tràm có thể chống hôi miệng, viêm lợi, giảm đau họng, đau răng.

Chống hôi miệng, viêm lợi: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm, súc miệng ngày 2-3 lần (lưu ý: không được uống). Đánh răng bằng kem đánh răng thông thường nhỏ thêm một giọt tinh dầu tràm cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Đau, viêm họng: Súc miệng bằng tinh dầu tràm (1-2 giọt) pha loãng với nước. Thực hiện 2-3 lần trong 20 phút.

Giảm đau răng tạm thời: Nhỏ trực tiếp 1-2 giọt tinh dầu tràm vào hốc răng bị đau hoặc nhỏ lên ngón tay và dùng ngón tay chà lên răng và xung quanh nướu. Hãy cẩn thận để không nuốt phải dầu.

Theo chuyên đề

Trong nhà có trẻ, hãy nhớ luôn dự trữ tinh dầu tràm

Thời tiết giao mùa khiến bé dễ bị mắc các bệnh như cảm, ho, sổ mũi, bệnh đường tiêu hóa… Tinh dầu chiết xuất từ cây tràm với tính năng sát khuẩn, kháng khuẩn có thể là một trợ thủ đắc lực cho các mẹ vào mùa này.

Các loại dầu gió hay dầu nóng thông thường hay có thành phần làm nóng như methylsalicylat có thể gây ảnh hưởng đến da bé. Tuy nhiên, tinh dầu tràm tự nhiên có thể thay thế những loại dầu gió đó mà không gây ảnh hưởng đến bé.

Tinh dầu tràm giúp bé tránh gió

Một vài giọt tinh dầu tràm được nhỏ vào khăn, quần áo gần khu vực đầu, cổ cho bé ngửi giúp tránh gió độc hiệu quả khi ra ngoài.

Hãy nhỏ 1 vài giọt vào ban đêm khi bé ngủ trong máy lạnh cũng giúp bé ấm cổ, đỡ ho.

Tinh dầu tràm giúp trẻ giảm sưng tấy ở vết côn trùng cắn

Tinh dầu tràm có thể giúp đuổi muỗi tự nhiên như các loại tinh dầu khác: sả, bạch đàn chanh.

Nếu bé bị công trùng cắn, tinh dầu tràm năm gân sẽ giúp giảm đau, ngứa và sưng tấy chỉ trong ít phút.

Tắm với tinh dầu tràm

Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu tràm cho 1 chậu nước đầy là bạn đã sẵn sàng tắm cho bé.

Tinh dầu tràm vừa giúp làm sạch không khí trong phòng, làm sạch da bé hiệu quả, không gây kích ứng. Khi phân tử tinh dầu tràm khuếch tán kèm theo hơi nước ấm sẽ làm sạch hệ hô hấp của bé một cách hiệu quả.

Tinh dầu tràm làm ấm cơ thể

Khi cơ thể bé bị lạnh, xoa vài giọt tinh dầu lên tay mẹ rồi mát xa nhẹ lên lưng và ngực bé.

Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn có thể giúp giảm đau mỏi xương khớp một cách hữu hiệu cho các bà bầu hay người mới sinh nở xong. Trị cảm cúm bằng cách xông tinh dầu tràm cũng là 1 cách điều trị an toàn, tự nhiên.

Saturday, 10 September 2016

Top 10 cách sử dụng và lợi ích của tinh dầu tràm trà.

Tràm trà ( hay còn biết đến là melaleuca) nổi tiếng với sức mạnh tuyệt vời của nó trong việc kháng viêm và khả năng hồi phục vết thương. Tinh dầu tràm trà ( viết tắt là TTO), là một loại tinh dầu tự nhiên nhẹ tính được tìm thấy chủ yếu từ loại cây bản địa của Australia Melaleuca alternifolia thứ mà sau này được sử dụng một cách rộng rãi toàn nước Úc trong ít nhất 100 năm về trước. Và trong hơn 7 thập kỉ, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về dược tính của tinh dầu tràm trà trong việc điều trị nhiều chủng loại vi khuẩn, virus và nấm. 

Có rất nhiều cách để sử dụng tinh dầu tràm trà: sử dụng như một sản phẩm vệ sinh tại nhà, chống nấm mốc, sử dụng để điều trị các vấn đề về da và sử dụng để điều trị nhiễm trùng do virus… 

Tinh dầu tràm ngày càng trở nên phổ biến, là thành phần chính trong nhiều sản phẩm gia dụng và mỹ phẩm như sữa rửa mặt, dầu gội, dầu mát –xa, kem mềm da và nước tẩy móng tay. 

Đặc tính kháng viêm tự nhiên đã giúp tinh dầu tràm trà trở thành loại tinh dầu tự nhiên nên có trong tủ thuốc tự nhiên của bất cứ gia đình nào. 

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TINH DẦU TRÀM TRÀ 

Trong khi các ghi chép chỉ ra rằng tinh dầu tràm trà được sử dựng từ hàng ngàn năm nay bởi dân bản địa thì nhờ vào khoa học ngày nay cuối cùng chúng ta cũng có thể bắt kịp và hiểu tại sao tinh dầu tràm lại hiệu quả như vậy. 

Đến nay đã có khoảng 327 công trình nghiên cứu liên quan đến khả năng ngăn chặn các sinh vật gây bệnh một cách kì diệu của tinh dầu tràm trà. 

Hãy cùng điểm qua một trong số các các cách sử dụng truyền thống của tinh dầu tràm trà: 

· Trị mụn 

· Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn 

· Thủy đậu 

· Vết loét 

· Tắc nghẽn và viêm đường hô hấp 

· Viêm tai 

· Nhiễm nấm (đặc biệt là nấm bàn chân và nấm móng) 

· Hôi miệng 

· Chấy 

· Bệnh vẩy nến, á sừng 

· Ngứa vết côn trùng cắn, vết loét và cháy nắng 

· Nhọt từ nhiễm khuẩn tụ cầu 

Ngoài các công dụng nêu trên phải kể đến rất nhiều công dụng khác của tinh dầu tràm trà trong gia đình có thể thay thế hoàn toàn cho cho các sản phẩm mua trong siêu thị trong nhà bạn như: 

· Kháng khuẩn cho máy giặt 

· Thuốc chống côn trùng 

· Chất khử mùi tự nhiên 

· Sữa rửa mặt trị mụn 

· Loại bỏ mùi hôi chân 

· Loại bỏ nấm mốc 

· Chất tẩy rửa tự nhiên 

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ đã sử dụng dược tính của các tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu tràm trà và tinh dầu Oregano ( một loại cây thuộc họ bạc hà ) thay vì các loại thuốc thông thường bởi tính hiệu quả của nó và đặc biệt không có những tác dụng phụ. 

Một bài báo được công bố trên Tạp chí Phytomedicine đã đánh giá mối quan hệ giữa các loại tinh dầu khác nhau (trong đó có tinh dầu tràm trà) và thấy rằng không có các phản ứng bất lợi khi dùng cùng với các loại thuốc kháng sinh khác nhau. Trong thực tế, họ phát hiện ra rằng một số loại tinh dầu thậm chí đã có tác dụng hỗ trợ tích cực, nghĩa là nó có thể giúp ngăn ngừa việc kháng thuốc kháng sinh tiếp tục phát triển. 

Top 10 tác dụng của tinh dầu tràm trà: 

Bạn đã sẵn sàng để tinh dầu tràm trà thay đổi sức khỏe của bạn chưa? Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến 10 cách sử dụng tinh dầu tràm trà một cách hiệu quả nhất cho việc chữa trị các vấn đề sức khỏe một cách tự nhiên tại nhà. 

1. Sử dụng tinh dầu tràm trà cho trị mụn 

Một trong những cách sử dụng phổ biến của tinh dầu tràm trà ngày nay là trong các sản phẩm chăm sóc da và đang được xem xét là một trong những phương pháp điều trị mụn tại nhà hiệu quả nhất. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu tràm trà hoạt động hiệu quả như benzoyl peroxide ( hoạt chất trị mụn hiệu quả nhất) nhưng không gây ra các hiệu ứng tiêu cực dựa trên kinh nghiệm của rất nhiều của người đã và đang sử dụng như là gây ửng đỏ, khô da và bong tróc da. 

Bạn hoàn toàn có thể tự làm một lọ dầu rửa mặt nhẹ dịu từ tinh dầu tràm trà bằng việc trộn 5 giọt tinh dầu tràm trà tự nhiên nguyên chất với 2 thìa café mật ong thô. Chà xát nhẹ nhàng trên da mặt của bạn, để nguyên trong vòng 1phút sau đó rửa sạch lại với nước 

2. Sử dụng tinh dầu tràm với tóc. 

Tinh dầu tràm trà đã chứng minh nó có tác dụng rất hiệu quả với tóc và khô da đầu cũng giống như tinh dầu dừa. Tinh dầu tràm có khả năng làm dịu nhẹ các vùng da khô bong tróc, loại bỏ gàu và thậm chí còn có tác dụng tiêu diệt chấy. 

Để tự làm dầu gội tự nhiên từ tinh dầu tràm chúng ta có thể trộn một vài giọt tinh dầu tràm trà với gel lô hội, dầu dừa hoặc một số tinh dầu thiên nhiên khác như là tinh dầu lavender. 

3. Sử dụng tinh dầu tràm để làm sạch ( chất tẩy rửa) 

Một phương pháp kì diệu để sử dụng tinh dầu tràm trà là sử dụng giống như một các loại chất tẩy rửa trong gia đình. Tinh dầu tràm có năng lượng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và có khả năng giết chết các vi khuẩn có hại trong nhà của bạn. 

Để tự làm một lọ chất tẩy rửa tự nhiên từ tinh dầu tràm bạn có thể trộn tinh dầu tràm trà với nước, giấm, tinh dầu chanh và sử dụng nó để làm sạch bàn bếp, dụng cụ nhà bếp, vòi hoa sen, toilet và chậu rửa bát. 

4. Sử dụng tinh dầu tràm trà cho bệnh vảy nến và Eczema ( Bệnh chàm) 



Tinh dầu tràm trà có thể giúp làm nhẹ dịu vùng da bị viêm nhiễm và được sử dụng như một phương thuốc trị Eczema tự nhiên và làm giảm vảy nến. Đơn giản chỉ cần trộn 1 thìa café tinh dầu dừa, 5 giọt tinh dầu tràm trà và 5 giọt tinh dầu lavender bạn đã có một lọ lotion vừa điều trị eczema vừa dưỡng toàn thân. Thêm vào đó, nếu bạn bị vảy nến hoặc eczema bạn có thể cân nhắc ăn kiêng theo GAPS ( xem thêm tại: http://afamily.vn/tranh-cai-xung-quanh-che-do-an-co-the-chua-duoc-bach-benh-2016051508358665.chn ) và bổ sung thêm vitamin D3 



5. Sử dụng tinh dầu tràm trà cho nấm móng tay và nấm da 

Với khả năng kháng viêm và điều trị nấm nên tinh dầu tràm trà trở thành một lựa chọn tuyệt vời trong việc điều trị nấm móng, nấm kẽ chân và nấm da. Dùng tăm bông sạch thấm tinh dầu tràm trà nguyên chất nên vùng da bị tổn thương, đối với các loại nấm ngoan cố , hãy trộn tinh dầu tràm trà với tinh dầu Oregano ( một loại tinh dầu kháng nấm tự nhiên). Không chỉ vậy, tinh dầu tràm trà cũng hiệu quả trong việc điều trị và loại bỏ mụn cóc một cách dễ dàng bằng cách sử dụng trực tiếp tinh dầu tràm trà lên khu vực bị mụn trong vòng 30 ngày liên tiếp. Mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. 

6. Sử dụng tinh dầu tràm trà để tiêu diệt nấm. 

Một trong những vấn đề mà mọi người gặp phải đối với nhà của mình là sự tràn lan của nấm mốc một cách thường xuyên mà đôi khi chính họ không nhận thức được điều đó. 

Bằng việc sử dụng máy khuếch tán như đèn xông tinh dầu và khuếch tán tinh dầu tràm trà ra không khí bạn có thể tiêu diệt nấm mốc và những vi khuẩn có hại khác. 
Ngoài ra , bạn có thể phun tinh dầu tràm trà lên rèm cửa, cho vào máy giặt, máy rửa chén hoặc nhà vệ sinh của bạn để tiêu diệt nấm mốc. 

7. Sử dụng tinh dầu tràm trà như một chất khử mùi: 

Một lý do tuyệt vời khác để sử dụng dầu tràm trà là để loại bỏ mùi cơ thể. Tinh dầu tràm trà có tính chất kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn trên da gây ra mùi cơ thể . 



Bạn có thể tự làm cho mình một lọ chất khử mùi tinh dầy tràm trà bằng cách trộn tinh dầu tràm trà với dầu dừa và baking soda. Ngoài ra, nếu con bạn chơi thể thao hoặc nếu bạn là một người hay chạy bạn có thể thêm tinh dầu tràm trà và tinh dầu chanh vào giày thể thao của bạn thiết để giữ cho chúng có mùi thơm mát. 



8. Sử dụng tinh dầu tràm trà cho vết nhiễm trùng và vết cắt. 



Tinh dầu tràm trà trộn với tinh dầu hoa oải hương là nguyên liệu hoàn hảo cho một loại thuốc mỡ lành vết thương tự chế. Đầu tiên hãy chắc chắn rằng vết thương đã được làm sạch với nước và hydrogen peroxide nếu cần thiết, sau đó hãy cho vào một chút tinh dầu tràm trà và băng vết thương lại để giúp chống nhiễm trùng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Investigative Dermatology thậm chí cho rằng tinh dầu tràm trà giúp tiêu diệt nhiễm trùng MRSA và khuẩn tụ cầu. 

9. Tinh dầu tràm trà sử dụng trong kem đánh răng cho sức khỏe răng miệng 

Bởi khả năng tiêu diệt các vi khuẩn xấu của tinh dầu tràm trà và đồng thời làm dịu các vùng da bị viêm nên tinh dầu tràm trà trở thành một thành phần hoàn hảo trong kem đánh răng tự chế và nước súc miệng. Nó được chứng minh là làm giảm chảy máu nướu và sâu răng. Đơn giản chỉ cần trộn tinh dầu tràm trà với dầu dừa và baking soda cho một loại kem đánh răng tự chế tuyệt vời. 

10. Tinh dầu tràm trà đối với ung thư 

Tinh dầu tràm trà và tinh dầu trầm hương đã được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc chống ung thư. Đối với các thương tổn da bất thường, bạn có thể trộn tinh dầu trầm hương, tinh dầu hạt quả mâm xôi và tinh dầu tràm trà, sau đó thoa lên vùng da bị thương tổn ba lần mỗi ngày. 
Các nghiên cứu và tìm hiểu về tinh dầu tràm trà
Trong lịch sử nghiên cứu về tinh dầu tràm trà đặc tính sát khuẩn và chống viêm được thể hiện một cách nổi trội. Các chi tràm thuộc chủng Myrtaceae và có khoảng 230 loài thực vật, gần như tất cả trong số đó có nguồn gốc từ Úc. Một báo cáo năm 2006 được công bố bởi Trường Y và công nghệ hóa học thuộc Đại học Western Australia chỉ ra rằng hoạt chất chính trong tinh dầu tràm làm giảm vi khuẩn có hại bao gồm các hydrocarbon terpene, monoterpene và sesquiterpene. Sau khi kiểm tra trên 800 mẫu cây tràm các nghiên cứu đã cho thấy hơn 100 thành phần hóa học khác nhau với nồng độ khác nhau. Những hydrocacbon dễ bay hơi có khả năng đi xuyên qua không khí, lỗ chân lông của da và niêm mạc. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh British Medical Journal cho biết tinh dầu tràm trà tự nhiên là "một chất khử trùng mạnh mẽ, không độc và nhẹ nhàng" cho cơ thể. Thật ngạc nhiên trong năm 1923, Tiến sĩ A.R. Penfold đã phát hiện ra rằng tinh dầu tràm trà có hiệu quả hơn mười hai lần trong việc chữa trị nhiễm trùng hơn các chất khử trùng (acid carbolic) thông thường tại thời điểm đó. Vì vậy trong những năm 1930 và 1940, tinh dầu tràm trà được biết đến rộng rãi như là “ đi-để khử trùng” cho binh sĩ của Australia trong Thế chiến II. Người Úc chính là người đã đưa tinh dầu tràm trà vào trong bộ dụng cụ sơ cứu của họ lần đầu tiên. Một trong những nghiên cứu đáng kinh ngạc nhất được thực hiện gần đây được thực hiện trên tinh dầu tràm trà là khả năng chống ung thư da. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học mỹ phẩm cho da Journal of Dermatological Sciences, tinh dầu tràm trà được tìm thấy có một tác dụng nhanh chóng vào việc giảm các khối u ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. 

Các công thức sử dụng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có thể được sử dụng theo các cách sau:

Sử dụng trên diện rộng: Khuyếch tán tinh dầu tràm trà xuyên suốt ngôi nhà của bạn bằng cách sử dụng đèn xông tinh dầu. Bạn cũng có thể trực tiếp hít dầu bằng cách bỏ ra khỏi chai và ngửi trực tiếp hoặc thấm lên da và quần áo của bạn và ngửi nó theo cách đó, tương tự như một loại nước hoa.
Sử dụng tại chỗ: Hãy luôn pha loãng dầu tràm trà với các loại dầu thiên nhiên khác như dầu dừa trong một tỉ lệ 1: 1 trướcsử dụng trực tiếp vào da. Tương tự như dầu tràm, dầu dừa cũng có danh sách dài các lợi ích cho làn da và khả năng miễn dịch, Vì vậy kết hợp cùng nhau sẽ tạo ra hiệu quả tốt hơn..
KHÔNG sử dụng cục bộ (như ăn, uống): Theo Trung tâm độc quốc gia, tinh dầu tràm trà được biết đến là độc nếu nuốt phải. Tinh dầu tràm trà không được sử dụng bằng đường uống vì bất cứ lý do nào mặc dù có công dụng như một loại nước súc miệng, điều trị hôi miệng, và điều trị đau răng và loét miệng. Nếu sử dụng tinh dầu tràm trong miệng, hãy nhớ nhổ ra ngay sau đó để ngăn chặn các tác dụng phụ tiềm năng như các vấn đề về tiêu hóa, phát ban hoặc chóng mặt.
Luôn luôn tìm kiếm tinh dầu nguyên chất 100% và kiểm tra xem tên loài chính xác được liệt kê trên nhãn của chai (Melaleuca alternifolia). Lý tưởng nhất là hãy tìm kiếm loại tinh dầu hữu cơ đã được thử nghiệm và đáp ứng tất cả các tiêu chí không có chất độc hóa học, chất độn hoặc dung môi. Thành phần của tinh dầu tràm được bán ra phải đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế cho "Dầu tràm loại terpinen-4-ol", cái mà quy định tiêu chuẩn tối thiểu và tối đa cho 14 thành phần hoạt động của dầu. Có sáu giống tràm thông thường thuộc Melaleuca alternifolia thường được bán ra với tinh dầu tràm, nhưng cho đến nay không có sự khác biệt rõ ràng trong hoạt tính sinh học và hiệu quả do đó tất cả các loại đều là sự lựa chọn tốt.

Ánh sáng, nhiệt, tiếp xúc với không khí, độ ẩm là các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định dầu của các loại tinh dầu, vì vậy hãy giữ cho tinh dầu của bạn được lưu trữ trong điều kiện trời tối, mát mẻ, khô và tốt nhất nên đựng trong chai thủy tinh.

Tự làm tinh dầu tràm và chanh để tẩy rửa trong gia đình
Hầu hết các chất tẩy rửa bán trên thị trường hiện nay được sản xuất với hương thơm tổng hợp và hóa chất độc hại . Chất tẩy rửa tự nhiên từ tinh dầu tràm và chanh tự làm có tác dụng hiệu quả nhờ vào tính kháng khuẩn cây tràm trà. Nó được thực hiện chỉ với 4 thành phần, rất dễ dàng và nhanh chón, thêm vào đó nó sẽ để lại một hương thơm dịu nhẹ và không độc hại. 
Tổng thời gian: 2 phút 
Thành phần : 1 oz ~ 29.57ml
· Nước 8 oz 
· 4 oz nước cất giấm trắng 
· 15 giọt dầu tràm trà 
· 15 giọt chanh 
· Bình phụt bằng kính trong
Bước 1: Đổ hỗn hợp vào chai xịt. Đóng chai và lắc để trộn đều 
Bước 2: Lắc chai trước mỗi lần phun . 
Lưu ý : Hỗn hợp này có đầy đủ các đặc tính của axit mạnh với nồng độ cao. Bởi vậy chúng tôi khuyên bạn sử dụng lọ thủy tinh khi lưu trữ chúng để nó không ăn mòn nhựa.

Tác dụng phụ của tinh dầu tràm trà: 

Tinh dầu tràm trà thường được coi là an toàn và không gây tác dụng phụ trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên nếu bạn có làn da nhạy cảm, nó có thể gây ra một số phản ứng. Hãy giữ dầu tràm trà cách xa mắt, kính áp tròng, bên trong mũi, và các bộ phận nhạy cảm của làn da của bạn. Tinh dầu tràm có mùi camphoraceous mạnh tiếp theo là một cảm giác làm mát lạnh như tinh dầu bạc hà nên có thể làm cho làn da của bạn cảm thấy như nó hơi cháy, nếu bạn áp dụng quá nhiều. Khi được sử dụng trong các sản phẩm bôi ở nồng độ 5% đến 10% nó thường không gây dị ứng hoặc phát ban da, nhưng nồng độ mạnh có thể gây phản ứng viêm da. Năm 1999, dầu cây trà đã được bổ sung vào danh sách các sản phẩm chăm sóc da Bắc Mỹ North American Contact Dermatitis Group và kết quả kiểm tra cho thấy khoảng 1,4% bệnh nhân đã thử nghiệm cho phản ứng một tích cực đối với dầu tràm trà. Hãy sử dụng tinh dầu tràm lên vùng da nhỏ ở cánh tay hoặc chân của bạn để chắc chắn rằng bạn không có phản ứng tiêu cực với tinh dầu tràm trà trước khi sử dụng với số lượng lớn hơn hoặc sử dụng nó với mặt, ngực hoặc cổ của bạn.

Thursday, 9 October 2014

Chưng cất tinh dầu tràm ở Việt Nam

Các thiết bị chưng cất dầu tràm tại Việt Nam thường do các hộ gia đình tự phát
Tinh dầu tràm

        - Nồi chưng
     Nồi chưng chủ yếu được sử dụng là một thùng phuy hình trụ cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 0,8m. Có nơi dùng 2 thùng phuy ghép vào nhau và được trát kín mối nối bằng đất, không có bảo ôn, chiều cao của phần trên bằng nửa phần của dưới, để dễ nâng lên lắp đặt khi nạp liệu.
      - Bếp đun 
      Bếp đun phổ biến là lò đất hay lò xây bằng gạch. Nhiên liệu được dùng là củi, rác, lá sau khi chưng phơi khô.
     - Thiết bị làm lạnh
       Thiết bị làm lạnh là 1 ống hình trụ đặt trong phi nước hoặc trong bể xây, không thay nước trong quá trình chưng cất, tại một cơ sở như công ty TNHH Hoàng Lịch, cơ sở có quy mô lớn hơn (3 nồi chưng), đã sử dụng hệ thống ống chùm đặt trong bể xi măng. Tinh dầu thu vào lọ thủy tinh.
Tinh dầu tràm

Ưu nhược điểm và đề xuất biện pháp cải tiến
       Ưu điểm của phương pháp này là thiết bị chưng được chất đầy nguyên liệu, nước đổ ngập 1/2 nguyên liệu. Gia nhiệt ở đáy nồi chưng, nước sôi tạo hơi nước và lôi cuồn tinh dầu ra ngoài. Thông thường tinh dầu là hỗn hợp của nhiều chất có cấu tạo, nhiệt độ sôi và tính chất hóa lý khác nhau, hòa tan vào nhau và nằm trong các túi tinh dầu trong mô thực vật. Nước và hơi nước khuyếch tán vào túi tinh dầu, sau đó lại cùng tinh dầu khuyếch tán ra ngoài túi, hay phá vỡ túi đựng tinh dầu do hỗn hợp tinh dầu nước cùng sôi. Hơi nước làm giảm nhiệt độ sôi của tinh dầu và lôi cuốn tinh dầu ra ngoài. Ngoài ra tinh dầu có thể khuyếch tán vào trong các bóng nước nơi có áp suất thấp làm giảm nhiệt độ sôi của tinh dầu. Chưng cất tinh dầu bằng hơi nước làm cho tinh dầu sôi ở dưới 1000 C, tránh được phân hủy tinh dầu.
          Nhược điểm của phương pháp chưng cất bằng cách ngâm nguyên liệu trong nước là tốc độ chưng thấp do khả năng tiếp xúc hơi nước với nguyên liệu khó khăn hơn. Vì nước bay hơi sẽ tạo thành bóng hơi chuyển động trong nước và chính nước lại cản trở bóng hơi tiếp xúc và lôi cuốn tinh dầu. Để khắc phục phải đun mạnh để tạo nhiều hơi nước ở dạng bong bóng nhỏ, như vậy mới tăng khả năng tiếp xúc. Kết quả là tiêu tốn nhiều nhiệt năng và nước. Lượng nước ngưng tụ nhiều sẽ làm giảm hiệu suất thu hồi tinh dầu do nước hòa tan một phần tinh dầu
Đề xuất biện pháp cải tiến
      Thiết bị được đề xuất nhằm khắc phục các nhược điểm của bộ chưng cất được các hộ dân dùng ở Phú Lộc là loại thiết bị có thùng lưới đựng nguyên liệu đặt trên nước, không để nguyên liệu ngập trong nước, tiết diên tương đối lớn để đễ đưa hơi nước lên và dễ đi vào nguyên liệu. Thiết bị có hệ thống hồi lưu nước để chủ động cung cấp nước, đồng thời có hệ thống theo dõi tinh dầu thu được. Bếp đun đước gắn với nồi chưng cất, có hệ thống điều tiết không khí để tạo ngọn lửa có diện tiếp xúc nhiều nhất với nồi cất và có nhiệt độ cao nhất. Mặt khác, nguyên liêu sản xuất thiết bị thép inox để không ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. 
                             
                                 Chưng cất tinh dầu tràm thủ công của các hộ gia đình


Sunday, 5 October 2014

Các phương pháp khai thác tinh dầu

Các phương pháp khai thác tinh dầu:
Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên liệu (tự do hoặc kết hợp) mà người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách chúng.
Các phương pháp tách tinh dầu cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản như sau:
* Giữ cho tinh dầu thu được có mùi vị tự nhiên ban đầu,
* Qui trình chế biến phải phù hợp, thuận lợi và nhanh chóng,
* Phải tách được triệt để tinh dầu trong nguyên liệu, tổn thất tinh dầu trong quá trình chế biến và hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu sau khi chế biến (bã) càng thấp càng tốt,
* Chi phí đầu tư vào sản xuất là ít nhất.
Dựa vào các yêu cầu đã nêu trên, người ta thường dùng những phương pháp khai thác tinh dầu sau:
* Phương pháp hóa lý: chưng cất và trích ly ( trích ly có thể dùng dung môi bay hơi hoặc dung môi không bay hơi)
* Phương pháp cơ học: dùng các quá trình cơ học để khai thác tinh dầu như ép, bào nạo.
* Phương pháp kết hợp: khai thác tinh dầu bằng cách kết hợp giữa quá trình hóa lý và quá trình cơ học, hoặc sinh hóa (lên men) và cơ học, hoặc sinh hóa và hóa lý. Ví dụ, trong quả vani, tinh dầu ở dạng liên kết glucozit nên dùng enzym để thủy phân, phá hủy liên kết này rồi sau đó dùng phương pháp chưng cất (hóa lý) để lấy tinh dầu.
Tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất (hóa lý):
a. Những hiểu biết cơ bản về quá trình chưng cất tinh dầu: Tinh dầu là một hỗn hợp gồm nhiều cấu tử tan lẫn vào nhau. Trong quá trình chưng cất, cùng với sự thay đổi thành phần của hỗn hợp lỏng có thể làm thay đổi thành phần của hỗn hợp hơi. Trong điều kiện áp suất không đổi, dung dịch lỏng mà ta thu được bằng cách ngưng tụ hỗn hợp hơi bay ra sẽ có thành phần cấu tử dễ bay hơi cao hơn so với chất lỏng ban đầu, nếu tiếp tục chưng cất thì càng ngày thành phần dễ bay hơi trong chất lỏng ban đầu càng ít và trong chất lỏng sau ngưng tụ càng nhiều. Nếu ngưng tụ theo thời gian thì ta có thể thay đổi thành phần của tinh dầu sau ngưng tụ so với thành phần của tinh dầu có trong nguyên liệu. Việc làm này nhằm mục đích nâng cao chất lượng tinh dầu. Ví dụ, yêu cầu của tinh dầu sả là hàm ượng xitronenlal phải >35% nhưng tinh dầu của ta thường chỉ đạt 32 %, do đó có thể dùng phương pháp chưng cất ngưng tụ theo thời gian để nâng cao hàm lượng xitronenlal trong tinh dầu sả.
b. Các dạng chưng cất tinh dầu: có 3 dạng chưng cất tinh dầu như sau:
* Chưng cất với nước: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu, hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau.
Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, phương pháp này còn một vài nhược điểm như hiệu suất thấp, chất lượng tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị nên dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt độ chưng cất.
* Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu. Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình.
So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, nguyên liệu ít bị cháy khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị, các nhược điểm khác vẫn chưa khắc phục được. Phương pháp này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao.
* Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng: Phương pháp này phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo ra từ một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất.
Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng cất, điều kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa các công đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn các thông số công nghệ, rút ngắn được thời gian sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt, hơi có áp suất cao để chưng cất. Tuy nhiên, đối với một số tinh dầu trong điều kiện chưng cất ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị phân hủy làm giảm chất lượng. Hơn nữa, các thiết bị sử dụng trong phương pháp này khá phức tạp và đắt tiền.
c. Những ưu nhược điểm chung của phương pháp chưng cất:
* Ưu điểm:
- Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, qui trình sản xuất đơn giản,
- Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách ngưng tụ từng phần theo thời gian,
- Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5-10 giờ, nếu liên tục thì 30 phút đến 1 giờ,
- Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt độ cao.
* Nhược điểm:
- Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và nước ngưng tụ,
- Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị thủy phân,
- Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi trong thành phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất cần thiết vì chúng có tính chất định hương rất cao như sáp, nhựa thơm...
- Hàm lương tinh dầu còn lại trong nưóc chưng (nước sau phân ly) tương đối lớn,
- Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm nhưng tụ hỗn hợp hơi.
c. Qui trình công nghệ chưng cất tinh dầu: Tùy theo từng loại nguyên liệu mà qui trình chưng cất có những điểm khác nhau nhất định. Nhìn chung, qui trình chưng cất tinh dầu phải có những công đoạn cơ bản sau:
NGUYÊN LIỆU
XỬ LÝ
CHƯNG CẤT Hơi
HỖN HỢP HƠI
NGƯNGTỤ Nước
TINH DẦU + NƯỚC
PHÂN LY
NƯỚC CHƯNG TINH DẦU THÔ
Nước thải XỬ LÝ TINH CHẾ
TD LOẠI II TD THÀNH PHẨM
Trước khi sản xuất cần kiểm tra thật cẩn thận thiết bị chưng cất, chú ý xem nắp, vòi voi có kín không, phần ngưng tụ có bị tắc, rò rỉ không, sau đó tiến hành làm vệ sinh thiết bị.
Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu (chưng cất gián đoạn) gồm: nạp liệu, chưng cất, tháo bả.
* Nạp liệu: Nguyên liệu từ kho bảo quản được nạp vào thiết bị, có thể làm ẩm nguyên liệu trước khi nạp vào thiết bị để thuận lợi cho quá trình chưng cất. Việc nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới, có thể nạp trực tiếp vào thiết bị hoặc nạp gián tiếp qua một giỏ chứa rồi cho vào thiết bị bằng tời hoặc cẩu. Nguyên liệu nạp vào thiết bị không được chặt quá làm cho hơi khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu và không được quá lỏng, quá xốp sẽ làm cho hơi dễ dàng theo những chỗ rỗng đi ra mà không tiếp xúc với toàn khối nguyên liệu. Đối với nguyên liệu lá, cỏ khi cho vào thiết bị có thể nén chặt, trước khi nén nên xổ tung để tránh hiện tượng rỗng cục bộ. Nạp liệu xong đóng chặt mặt bích nối thiết bị với nắp, nên vặn chặt theo nguyên tắc đối nhau để nắp khỏi chênh.
* Chưng cất: Khi bắt đầu chưng cất, mở van hơi cho hơi vào thiết bị, lúc đầu mở từ từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm cho hơi phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ van hơi để nguyên liệu không bị cuốn theo hơi gây tắc ống dẫn hỗn hợp hơi.
Trong quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm trong khoảng 30-400C (bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì nếu dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta có thể dùng một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá chưng cất chưa kết thúc.
* Tháo bả: Tháo nắp thiết bị, tháo vỉ trên rồi dùng tời kéo giỏ chứa bã ra, kiểm tra và châm thêm nước nếu cần thiết (nước châm thường là nước sau khi phân ly tinh dầu) rồi cất mẻ khác.
Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm, nước chưng cho ra bể tiếp tục phân ly để thu tinh dầu loại II
d. Hệ thống thiết bị chưng cất tinh dầu: Gồm các bộ phận sau: thiết bị chưng cất, bộ phận tạo nhiệt cho TBCC, thiết bị ngưng tụ, thiết bị phân ly.
Hệ thống thiết bị chưng cất phải đảm bả́o sao cho quá trình chưng cất được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi, hỗn hợp hơi bay ra phải đảm bảo chứa nhiều tinh dầu, vì thế hệ thống phải có cấu tạo sao cho để hơi nước tiếp xúc đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Thiết bị phải có cấu tạo sao cho việc thao tác được dễ dàng và tốn ít lao động. Trong thực tế sản xuất, người ta thường dùng thiết bị chưng cất có dạng hình trụ, tỉ lệ giữa đường kính và chiều cao thiết bị (D/H)̣ phụ thuộc vào loại nguyên liệu. Cụ thể như sau:
- D/H = 1  1,7 : Đối với loại nguyên liệu lá, cành, thân nhỏ, hoa,
- D/H = 1  2: Đối với nguyên liệu hạt.
Trong công nghệ chưng cất tinh dầu, các thiết bị chưng cất thường có các dạng sau:

IIIIIIIVLoại I : Nguyên liệu được phân bố đều, hơi ra tập trung nhưng khó cho nguyên liệu vào,
Loại II: Không phổ biến, thường dùng để chưng cất hoa hồng (do tạo bọt nên phải có chiều cao), nguyên liệu cho vào dễ dàng nhưng diện tích đốt bé (nếu đốt ngoài trực tiếp),
Loại III: Tiện lợi khi chưng cất với nước vì diện tích sôi lớn nhưng năng suất không lớn lắm,
Loại IV: Dùng phổ biến nhất, có khả năng nâng cao năng suất thiết bị bằng cách kéo dài thiết bị, mở rộng dung tích dễ dàng.
Thường thì thể tích của thiết bị chưng cất khoảng 1,5  15 m3. Tuy nhiên, nếu thể tích thiết bị lớn quá thì việc nạp liệu và tháo bả phải được cơ giới hóa để tiết kiệm thời gian. Ở nước ta, hiện nay các thiết bị chưng cất có thể tích < 3 m3 khối, do đó việc cung cấp nhiệt và vận hành khá dễ dàng.
Thiết bị chưng cất thường có các bộ phận sau:
Nắp: có thể là hình chóp (I), chỏm cầu (II) hoặc elip

Nắp phải có cấu tạo sao cho hơi thoát ra được dễ dàng và nhanh chóng. Nếu hỗn hợp hơi nằm lâu trong thiết bị sẽ sinh ra hiện tượng quá nhiệt làm tinh dầu giảm chất lượng. Ngoài ra, nắp phải đảm bảo kín khi ghép với thân thiết bị. Giữa nắp và thân thiết bị có thể vặn chặt bằng bu lông có đệm. Tuy nhiên, cũng phải tốn thời gian để vặn khi tháo dỡ. Trong điều kiện chưng cất ở áp suất dư 20-30 mmHg thì người ta thường dùng van nước (III) là thích hợp hơn.
Cổ nồi, vòi voi: Cổ nồi và vòi voi có thể là hai bộ phận riêng biệt hay chung, cổ nồi có hình dáng sao cho hướng hỗn hợp hơi ra nhanh. Đối với những loại nguyên liệu tạo bọt hoặc bụi trong khi chưng cất thì cổ nồi phải có bộ phận thay đổi tốc hơi và phải có thêm lưới chắn bụi. Các loại cổ nồi thường có hình dáng sau:

Chiều dài của vòi voi thay đổi từ 1,5-3 m, nghiêng về phía thiết bị ngưng tụ
với độ dốc 1-3 độ, đường kính nhỏ dần để hỗn hợp hơi thoát ra dễ dàng. Chiều dài của vòi voi phải thích hợp, nếu ngắn quá sẽ tạo áp suất dư trong thiết bị, dài quá sẽ có hiện tượng ngưng tụ giữa chừng, hơi thoát ra chậm, ảnh hưởng đến tốc độ chưng cất và giảm chất lượng tinh dầu.
Đáy nồi: Có cấu tạo giống nắp nồi, đáy nồi phải có cấu tạo sao cho việc tháo nước ngưng tụ được dễ dàng (nếu chưng cất gián tiếp). Trong trường hợp chưng cất trực tiếp thì đáy nồi phải có bộ phận phun hơi.

Nếu chưng cất với hơi nước mà không có nồi hơi riêng thì đáy nồi là bộ phận đốt nóng tạo hơi, do đó đáy nồi phải có cấu tạo sao cho diện tích truyền nhiệt lớn nhất.
* Vỉ nồi: Để đỡ khối nguyên liệu, giữ cho nguyên liệu khỏi rơi xuống đáy nồi làm tắc ống dẫn hơi, chiều dày của vỉ nồi từ 8  10 mm, mặt vỉ được đột hoặc khoan lổ hoặc có thể được làm bằng những thanh sắt đan. Thường thì tiết diện các lổ vỉ bằng 1/2 diện tích của bề mặt vỉ.
* Ống phân phối hơi: Ống phân phối hơi thường có nhiều dạng khác nhau, có thể hình tròn, xoắn ốc hay chữ thập. Các lổ phân phối hơi bố trí so le thành 2 hàng hướng về phía đáy nồi cất để cho hơi phân phối đều và lổ khỏi bị tắc do nguyên liệu rơi vào. Tổng tiết diện các lổ phân phối hơi bằng 2 lần tiết diện ống phân phối hơi, tiết diện của ống phân phối hơi lấy bằng tiết diện của ống dẫn hơi vào thiết bị và được xác định theo lượng hơi nước cần thiết dùng để chưng cất trong 1 giờ. Tốc độ hơi ở đây thường là 20m/s.
Vật liệu làm nồi cất ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng tinh dầu thành phẩm, nhất là về màu sắc, một số muối kim loại tác dụng với tinh dầu sẽ cho màu khác với màu sắc tự nhiên của tinh dầu. Do đó vật liệu làm nồi cất phải không tác dụng hóa học với tinh dầu nhất là ở các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tinh dầu như cổ nồi, vòi voi..các bộ phận này phải được chế tạo bằng thép không rỉ hoặc sắt tráng men, các bộ phận khác (thân, đáy..) có thể làm bằng thép CT3.
Ngoài ra, trong quá trình chưng cất cũng cần phải chú ý một số điểm như sau:
- Tinh dầu dễ hấp thụ mùi lạ nên thiết bị chưng cất phải được làm vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt khi thay đổi nguyên liệu cần phải làm vệ sinh TB thật kỹ lưỡng để không còn mùi của nguyên liệu trước, thường thì dùng hơi để xông vào TB để đuổi hết mùi lạ. Tinh dầu chứa các axit hữu cơ sẽ gây ăn mòn TB, do đó khi ngừng sản xuất phải tháo hết nước ngưng tụ và làm khô thiết bị,
- Thiết bị phải được cách nhiệt tốt để tiết kiệm năng lượng.
Thiết bị ngưng tụ: Hỗn hợp hơi tinh dầu và nước từ thiết bị chưng cất qua vòi voi vào thiết bị ngưng tụ, ở đây hỗn hợp hơi sẽ truyền ẩn nhiệt bốc hơi cho nước lạnh và ngưng tụ thành nước. Thiết bị ngưng tụ thực hiện hai nhiêm vụ: ngưng tụ hỗn hợp hơi thành lỏng và hạ nhiệt độ hỗn hợp lỏng vừa ngưng xong đến nhiệt độ yêu cầu. Hai quá trình này thường không có ranh giới rõ rệt nhưng để tiện cho việc tính toán ta xem hai quá trình này nối tiếp nhau. Theo thực tế sản xuất, người ta rút ra những số liệu thực nghiệm sau:
- 1 m3 thế tích của thiết bị chưng cất cần 2  2,5 m2 diện tích làm lạnh,
- 1 m2 diện tích làm lạnh sẽ ngưng tụ được 25 lít hỗn hợp TD + nước trong 1 giờ,
- 1 lít hỗn hợp TD + nước ngưng tụ được cần 10  28 lít nước dùng làm lạnh (tính nhiệt độ nước làm lạnh 10  150C)
Trong sản xuất tinh dầu, người ta thường dùng các loại TB ngưng tụ kiểu ống xoắn ruột gà, ống chùm, TB ngưng tụ loại đĩa.
Thiết bị truyền nhiệt loại đĩa có cấu tạo như sau:
Các đĩa được thường được chế tạo bằng đồng lá
hay nhôm, cách tính toán tương tự như đã học trong QTTB
Cần chú ý khi chọn nhiệt độ nước làm lạnh nên chọn nhiệt
độ nước ở mùa nóng nhất. Hỗn hợp lỏng sau ngưng tụ phải
có nhiệt độ không lớn hơn 400C, nếu lớn hơn nhiệt độ
này thì khả năng hòa tan tinh dầu trong nước lớn, nếu nhiệt
độ hỗn hợp quá thấp thì sẽ tốn nước làm nguội đồng thời
một số tinh dầu sẽ bị đông đặc gây tắc ống truyền nhiệt, do đó nên chọn trong khoảng 35  400C.
Khi làm việc với thiết bị ngưng tụ cũng cần phải tuân thu ̉theo những chế độ về vệ sinh và bảo dưỡng TB như đối với TB chưng cất. Ngoài ra, nước làm nguội sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ giảm độ cứng nên cho về nồi hơi để tiết kiệm nước.
Thiết bị phân ly: Thiết bị này dùng để phân tinh dầu và nước thành từng lớp riêng biệt, tùy thuộc vào khối lượng riêng của tinh dầu lớn hay nhỏ hơn so với nước mà tinh dầu sẽ được lấy ra ở phần trên hay phần dưới của thiết bị phân ly. Người ta thường dùng các thiết bị phân ly như sau:

IIIIIIII: TBPL tinh dầu nhẹ hơn nước
II: TBPL tinh dầu nặng hơn nước
III: TBPL có nhiều ngăn
Thể tích của thiết bị phân ly thường chọn bằng 3  10% thể tích của thiết bị chưng cất. Tỉ lệ giữa chiều cao của thiết bị phân ly với đường kính của thiết bị chưng cất thường là 1/2. Ống tháo tinh dầu và nước cần bố trí sao cho tinh dầu và nước chảy thành dòng riêng biệt (thường theo kinh nghiệm, tùy thuộc vào hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu).
Khi tính toán, nếu thấy thể tích của thiết bị phân ly lớn hơn 80 lít thì nên dùng loại thiết bị phân ly có nhiều ngăn hoặc nhiều thiết bị phân ly để quá trình phân ly được thuận tiện hơn.
e. Xử lý tinh dầu thô sau khi chưng cất: Tinh dầu ra khỏi thiết bị phân ly là tinh dầu thô, còn chứa nhiều tạp chất như nước, một số các hợp chất hữu cơ như chất màu, nhựa, sáp hòa tan vào nên để nâng cao chất lượng tinh dầu và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình bảo quản tinh dầu phải tiến hành xử lý tinh dầu, quá trình này gồm các công đoạn sau:
- Lắng: Mục đích của quá trình này là tách bớt các tạp chất vô cơ, hữu cơ và một số tạp chất khác lẫn vào tinh dầu. Thời gian lắng 24  48 giờ trong các thiết bị lắng có đáy hình côn
TD thô
TD sau lắng
Tạp chất
- Lọc: Mục đích của quá trình lọc cũng để tách các tạp chất vô cơ, hữu cơ có kích thước nhỏ, thường dùng thiết bị lọc khung bản để thực hiện quá trình lọc.
Sấy khô nước: Sau khi lắng lọc xong, trong tinh dầu vẫn còn lại một lượng nước ở dạng phân tán hoặc hòa tan, vì vậy cần phải sấy khô nước trong tinh dầu. Người ta thường dùng Natri sunphat khan với hàm lượng 2,5  5,5% tùy theo hàm lượng nước có trong tinh dầu. Để thực hiện việc sấy khô nước trong tinh dầu có thể dùng phương pháp gián đoạn hoặc liên tục.
(I) (II)
I: Thiết bị làm việc gián đoạn, sau khi làm khô nước, đem lọc để tách Na2SO4.
II: Thiết bị làm việc liên tục, Na2SO4 nằm giữa 2 lớp lưới.
Sau khi tách nước xong, Na2SO4 được đem đi sấy khô để sử dụng lại.
Tinh dầu sau khi lắng lọc và sấy khô nếu có màu trong sáng thì nhập kho bảo quản, nếu có màu sẩm, xấu thì dùng than hay đất hoạt tính để hấp phụ màu. Tùy thuộc vào cường độ màu mà có thể dùng lượng than từ 1  2 %.
Tách tinh dầu bằng phương pháp trích ly
a. Mở đầu: Trích ly là dùng những dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác, sau khi hòa tan, ta được hỗn hợp gồm dung môi và chất cần tách, đem hỗn hợp này tách dung môi ta sẽ thu được chất cần thiết. Cơ sở lý thuyết của quá trình trích ly là dựa vào sự khác nhau về hằng số điện môi của dung môi và chất cần trích ly. Những chất có hằng số điện môi gần nhau sẽ dễ hòa tan vào nhau. Tinh dầu có hằng số điện môi dao động từ 2  5 và các dung môi hữu cơ có hằng số điện môi dao động từ 1,5  2. Trong công nghiệp sản xuất tinh dầu, phương pháp này dùng để tách tinh dầu trong các loại hoa (hàm lượng tinh dầu ít). Phương pháp này có thể tiến hành ở nhiệt độ thường (khi trích ly) và có thể lấy được những thành phần quí như sáp, nhựa thơm trong nguyên liệu mà phương pháp chưng cất không thể tách được. Vì thế, chất lượng của tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này khá cao.
Bản chất của quá trình trích ly là quá trình khuếch tán nên người ta thường dựa vào các định luật khếch tán của FICK để giải thích và tính toán.
Chất lượng của tinh dầu thu được bằng phương pháp trích ly phụ thuộc rất nhiều vào dung môi dùng để trích ly, vì thế dung môi dùng để trích ly cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách tinh dầu ra khỏi dung môi bằng phương pháp chưng cất, nhưng không được thấp quá vì sẽ gây tổn thất dung môi, dễ gây cháy và khó thu hồi dung môi (khó ngưng tụ),
- Dung môi không tác dụng hóa học với tinh dầu,
- Độ nhớt của dung môi bé để rút ngắn thời gian trích ly (độ nhớt nhỏ khuếch tán nhanh),
- Dung môi hòa tan tinh dầu lớn nhưng hòa tan tạp chất bé,
- Dung môi không ăn mòn thiết bị, không gây mùi lạ cho tinh dầu và đặc biệt không gây độc hại,
- Dung môi phải rẽ tiền và dễ mua.
Tuy nhiên, không có loại dung môi nào đạt được tất cả yêu cầu trên, ví dụ: rượu, axêton hòa tan tinh dầu tốt nhưng hòa tan cả nước và đường có trong nguyên liệu nữa và như vậy tinh dầu sẽ có mùi caramen sau khi dùng nhiệt để tách dung môi. Nếu sử dụng ête êtilic dùng làm dung môi trích ly thì dung môi này hòa tan nhựa và sáp tốt nhưng độc và dễ sinh ra hỗn hợp nổ.
Hiện nay, người ta thường dùng dung môi là ête dầu hỏa, nhiệt độ sôi 45  700C thành phần chủ yếu là các hidro cacbon no như pentan, hexan và lẫn một ít heptan. Ête dầu hỏa cần được tinh chế trước khi sản xuất. Ête dầu hỏa được đem đi cất lại để lấy những phần có nhiệt độ sôi từ 45  700C đưa vào trích ly. Ête dầu hỏa dễ cháy nổ, độc, do đó trong sản xuất cần thực hiện nghiêm túc các qui tắc về an toàn lao động và phòng chữa cháy. Hiện nay, ở một số nước người ta dùng dung môi trích ly là CO2 lỏng, dung môi này không độc, có độ bền hóa học cao nên đảm bảo cho tinh dầu thu được có chất lượng cao.
b. Sơ đồ công nghệ quá trình trích ly:
* Chuẩn bị cho quá trình trích ly:
- Chọn dung môi phù hợp với nguyên liệu và phương pháp trích ly. Phương pháp trích ly có thể là tĩnh hay động, trong phương pháp trích ly tĩnh, nguyên liệu được ngâm trong dung môi trong một thời gian nhất định (cả hai đều không chuyển động), phương pháp trích ly động thì dung môi hoặc nguyên liệu chuyển động hoặc cả hai cùng chuyển động.
- Làm sạch dung môi
- Xác định thời gian trích ly cần thiết phù hợp với từng loại nguyên liệu.
* Sơ đồ công nghệ:
NGUYÊN LIỆU
XỬ LÝ
DMÔI
TRÍCH LY
MITXEN BẢ TÁCH DMÔI
LẮNG, LỌC BẢ THẢI DMÔI
TÁCH DMÔI DMÔI TINH CHẾ
CANCRÊT
TÁCH SÁP BẰNG C2H5OH
LÀM LẠNH LỌC SÁP
C2H5OH TÁCH C2H5OH
TINH DẦU THÀNH PHẨM
* Trích ly: Nguyên liệu dùng cho trích ly phải ráo nước. Sau khi cho dung môi và nguyên liệu vào thiết bị trích ly, đem lọc ta sẽ được mitxen, mitxen là hỗn hợp gồm tinh dầu và dung môi. Đem lắng và lọc mitxen để tách các tạp chất như các mảnh nguyên liệu, nếu nguyên liệu là hoa thì các tạp chất có thể là nhụy hoa, phấn hoa. Trong trường hợp mitxen có nước cần phải tách nước, Sau đó, dùng hơi để cất thu hồi lại dung môi. Dung môi từ bả trích ly và dung môi ở thiết bị cất thu hồi được đem đi tinh chế để sử dụng trở lại. Mitxen đã tách dung môi xong gọi là cancrêt, cancrêt là một hỗn hợp gồm tinh dầu, sáp, nhưa thơm và một số tạp chất khác (axit hữu cơ) ở dạng sệt. Để tách sáp và tạp chất người ta hòa tan cancrêt bằng rượu êtilic sau đó đem làm lạnh ở -150C, sáp và tạp chất sẽ đông đặc lại, sau đó ta lọc để tách. Lúc này hỗn hợp chỉ còn lại rượu và tinh dầu, dung phương pháp cất để tách rượu, ta thu được tinh dầu tuyệt đối, rượu được đem tinh chế để dùng lại. Sáp là chất định hương có giá trị trong tinh dầu, nhưng khi có sáp trong tinh dầu, tinh dầu thường bị đục dođó phải tiến hành tách sáp trong tinh dầu.
Thiết bị trích ly thường đắt tiền và phức tạp, do đó phương pháp trích ly chỉ được dùng để sản xuất những loại tinh dầu quí hiếm (hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu bé).
c. Thiết bị trích ly: Để thực hiện tốt quá trình trích ly, người ta tiến hành trích ly ở nhiều thiết bị trích ly khác nhau, có thể gián đoạn hoặc liên tục, dưới đây là sơ đồ hệ thống trích ly gián đoạn:

1: thiết bị trích ly2: thiết bị làm bay hơi dung môi
3: thiết bị ngưng tụ4: thùng chứa
Thiết bị trích ly 1 theo sơ đồ trên làm tổn thất dung môi lớn do các công đoạn tháo nạp liệu..Do đó người ta đã thiết kế loại thiết bị trích ly kiểu thùng quay có sơ đồ cấu tạo như sau:

1: Cửa cho nguyên liêu vào2: Ống dẫn dung môi vào
3: Hơi nước trực tiếp vào4: Giỏ chứa nguyên liệu
5: Cửa tháo bả6: Ống tháo mitxen
7. Thiết bị truyền nhiệt
Nguyên liệu được cho vào các giỏ chứa 4 lắp trên một khung quay ở bên trong thiết bị. Dung môi nằm cố định trong phần dưới của thiết bị, nhờ khung quay nên các giỏ chứa nguyên liệu được nhúng liên tục vào dung môi, khi nguyên liệu đã hết tinh dầu, mitxen được tháo ra ở cửa 6, sau đó cho hơi nước vào vỏ nhiệt của thiết bị theo ống 3 để tách dung môi từ bả trích ly.
Khai thác tinh dầu bằng phương pháp ngâm (trích ly bằng dung môi không bay hơi):
a. Mở đầu: Phương pháp này dựa vào tính chất của một số dung môi không bay hơi như dầu thực vật, mỡ đông vật, vasơlin, parafin... có khả năng hòa tan tinh dầu trong nguyên liệu. Nếu ngâm bằng dung môi là chất béo động vật thì phải nâng nhiệt của quá trình để dung môi ở thể lỏng. Quá trình ngâm giống như quá trình trích ly nhưng chỉ khác là quá trình ngâm dùng dung môi không bay hơi. Dung môi dùng để ngâm phải thật tinh khiết, không có mùi lạ, do đó dung môi cần phải được tinh chế trước khi sản xuất.
b. Sơ đồ và các thông số kỹ thuật ngâm:
Nguyên liệu được cho vào các túi vải rồi nhúng vào dung môi, tùy thuộc vào các loại nguyên liệu mà thời gian ngâm có thể dài hoặc ngắn, thường thì khoảng 48 giờ. Nhiệt độ ngâm nằm trong khoảng 60  700C. Sau thời gian qui định, các túi được vớt ra và thay thế các túi chứa nguyên liệu mới vào, thường thì phải thay 25 lần mới có thể bảo hòa được tinh dầu trong dung môi. Bả nguyên liệu sau khi vớt ra còn chứa nhiều dung môi cần phải thu hồi bằng phương pháp ép hoặc li tâm. Nếu dung dung môi là chất béo động vật ta được sáp thơm và dung môi là dầu thực vật ta được dầu thơm. Dầu thơm và sáp thơm có thể dùng trực tiếp trong công nghiệp mỹ phẩm như dùng làm son, dầu chải tóc....Nếu không dùng trực tiếp dầu thơm và sáp thơm có thể lấy tinh dầu bằng cách tách bằng rượu êtilic rồi sau đó cất tách rượu.
Phương pháp này có ưu điểm là thu được tinh dầu ít tạp chất hơn, sản phẩm trung gian có thể sử dụng trực tiếp trong công nghiệp nhưng có nhược điểm là chất béo dùng làm dung môi rất khó tinh chế và bảo quản, cách tiến hành thì thủ công, khó cơ giới hóa.
Sơ đồ công nghệ được trình bày như sau: (xem trang sau)
NGUYÊN LIỆU
XỬ LÝ
NGÂM DUNG MÔI
LỌC
SÁP THƠM DẦU THƠM
TÁCH BẰNG RƯỢU ÊTILIC
RƯỢU + TINH DẦU
CẤT TÁCH RƯỢU
TINH DẦU THÀNH PHẨM
Khai thác tinh dầu bằng phương pháp hấp phụ:
a. Bản chất của phương pháp hấp phụ: Các chất béo động vật và thực vật ngoài khả năng hòa tan tinh dầu còn có khả năng hấp phụ tinh dầu lên bề mặt của nó, than và đất hoạt tính cũng có tính chất này. Phương pháp ngâm khác phương pháp hấp phụ ở phương thức tiếp xúc pha, phương pháp ngâm được tiến hành trên toàn cả hai pha lỏng_lỏng, còn phương pháp hấp phụ thì được tiến hành ở hai pha khí _ bề mặt rắn. Phương pháp hấp phụ thường sử dụng để tách tinh dầu của các loại hoa, đặc biệt là các loại hoa có khả năng sinh thêm tinh dầu ở dạng khí sau khi thu hái khỏi cây như hoa nhài, hoa huệ...
Chất hấp phụ thường dùng là chất béo động vật. Để dung môi đạt được những yêu cầu nhất định, người ta pha chế theo tỉ lệ:mỡ lợn/mỡ bò:2/1 hoặc3/1 (nếu sản xuất vào mùa thu hay đông) và 1/1 (nếu sản xuất và mùa hè).
b. Sơ đồ kỹ thuật quá trình hấp phụ: Hấp phụ có thể tiến hành theo hai dạng: hấp phụ tĩnh và hấp phụ động.
* Sơ đồ kỹ thuật hấp phụ tĩnh:
NGUYÊN LIỆU
XỬ LÝ
HẤP PHỤ CHẤT HẤP PHỤ̣
TINH DẦU + CHẤT HẤP PHỤ BẢ TRÍCH LY DMÔI
TÁCH BẰNG RƯỢU ÊTILIC
RƯỢU + TINH DẦU
LÀM LẠNH, LỌC
CẤT TÁCH RƯỢU
TINH DẦU THÀNH PHẨM
Để hấp phụ người ta thường dùng các khay bằng gỗ (nếu hấp phụ bằng chất béo động vật) có kích thước 500 * 500 mm hoặc 600 * 900 mm, cao từ 50  80 mm. Đáy của các khay có lắp kính, lớp chất béo có bề dày 3  5 mm được đổ trên các mặt kính này. Để tăng bề mặt hấp phụ, người ta rạch những đường rãnh trên các lớp chất béo. Nguyên liệu sau khi thu hái được làm ráo, loại bỏ tạp chất rồi xếp vào các khay, sau đó các khay được chồng lên nhau nhưng không được cao quá đầu người để dễ dàng thao tác. Thời gian hấp phụ khoảng 12  72 giờ (tùy loại nguyên liệu). Mỗi lượt thay lớp nguyên liệu mới cần lật ngược lớp chất béo lại, chú ý phải lấy thật sạch lớp nguyên liệu cũ tránh tình trạng gây mốc trên bề mặt chất béo. Nếu lớp hấp phụ đã bảo hòa tinh dầu mà chưa có điều kiện đem đi chế biến ngay cần phải bảo quản cẩn thận bằng cách đun cho nóng chảy rồi đổ vào các thùng tráng thiếc và rải một lớp parafin mỏng lên trên để tránh tiếp xúc với không khí.
Hấp phụ động: Để khắc phục các nhược điểm của hấp phụ tĩnh người ta dùng phương pháp hấp phụ động để khai thác tinh dầu. Chất hấp phụ thường dùng là than gỗ hay than xương. Khi than đã bảo hòa tinh dầu, có thể cho tác dụng với dung môi lỏng (ví dụ rượu êtilic) để tách tinh dầu ra. Sơ đồ kỹ thuật như sau:

1: Quạt gió2: TB lọc không khí3: Đồng hồ lưu lượng
4: Tháp làm ẩm Kkhí5: TB chứa nguyên liệu6: TB hấp phụ
Tốc độ không khí trong tháp hấp phụ có thể thay đổi từ 1,5  3 lít/phút.cm2 tiết diện tháp. Còn chiều cao của lớp than hoạt tính trong điều kiện như vậy là 20  25 cm.
Tách tinh dầu bằng phương pháp cơ học:
Phương pháp này chủ yếu dùng để tách tinh dầu trong các loại vỏ quả như cam, chanh, quýt....Trong loại nguyên liệu này, tinh dầu nằm trong những túi tế bào ở bề mặt ngoài. Khi dùng lực cơ học tác dụng vào vỏ quả, tinh dầu sẽ thoát ra. Tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này có chất lượng cao hơn phương pháp chưng cất, có mùi thơm tự nhiên của nguyên liệu, tuy nhiên hiệu suất thấp. Người ta thường dùng các cách như sau:
a. Vắt, bóp: Quả được cắt ra làm 2  3 phần, dùng thìa để tách thịt quả để riêng rồi dùng tay vắt bóp cho tinh dầu thoát ra ngoài. Tinh dầu thoát ra được thấm vào bông, khi bông đã bảo hòa tinh dầu, vắt lại cho vào cốc, đem lọc, lắng, sấy thu được tinh dầu thành phẩm. Vỏ đã vắt xong đem chưng cất để thu hết tinh dầu.
b. Bào, nạo: Dùng nguyên quả rồi xát mặt ngoài của vỏ vào bề mặt nhám, tế bào vỏ quả sẽ vỡ ra, tinh dầu thoát ra ngoài, lớp gai của bàn xát phải vừa phải để tránh đâm thủng ruột quả, nếu ruột quả bị thủng sẽ gây khó khăn vì tinh dầu sẽ bị lẫn nước quả và lớp cùi bên trong bị nạo rách sẽ hút mất một ít tinh dầu. Phương pháp này cũng như phương pháp trên gây tổn thất nhiều tinh dầu. Tinh dầu cam, chanh, quýt tách này bằng phương pháp này muốn sử dụng trong thực phẩm ta phải tách bớt tecpen, chủ yếu là limonen, vì nếu không tách thì limonen sẽ bị oxy hóa thành pinen có mùi nhựa thông.
c. Ép: Có thể ép nguyên quả bằng những máy ép đặc biệt, trong quá trình ép có dội nước. Sau khi ép ta được hỗn hợp gồm nước quả, tinh dầu, mô và thịt quả. Để tách tinh dầu ra, cần phải lọc để loại bớt tạp chất, sau đó dùng máy li tâm có tốc độ 15000  20000 vòng/phút để tách tinh dầu.
Một số qui trình sản xuất tinh dầu:
Qui trình sản xuất tinh dầu sả:

Nguyên liệu là lá sả tươi đạt độ chín kỹ thuật, tức là lúc đầu lá (tính từ ngoài vào) đã khô từ 5  10 cm thì cắt, sau khi cắt xong lá sã được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Ở độ ẩm này, lá sã bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất. Trước khi đưa lá sả vào nồi cất, cần chú ý loại các tạp chất như cỏ rác lẫn vào trong quá trình thu hái. Nguyên liệu nạp vào nồi cất phải đảm bảo từ 180  200 kg/m3 thể tích thiết bị, thời gian chưng cất (lá héo) từ 2  2,5 giờ. Bả sau khi chưng cất được đem phơi khô để làm nhiên liệu. Hơi tinh dầu và nước sẽ vào thiết bị ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35  400C. Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly, nước chưng sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25  50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất để tận thu tinh dầu. Sau đó đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu sả khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản.
Sơ đồ công nghệ:
LÁ SẢ TƯƠI
LÀM HÉO
CHƯNG CẤT BẢ PHƠI
NGƯNG TỤ CHẤT ĐỐT
PHÂN LY
TINH DẦU THÔ NƯỚC CHƯNG
LẮNG TÁCH TINH DẦU II
SẤY
LỌC
TINH DẦU THÀNH PHẨM
Qui trình sản xuất tinh dầu bạc hà:

Qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu bạc hà tương tự như qui trình sản xuất tinh dầu sả, song cần chú ý một số điểm sau:
Thường thì cứ 1 m3 nồi cất nạp từ 100  125 kg lá bạc hà khô ( đã phơi trong râm mát từ 1  3 ngày). Tốc độ chưng cất điều chỉnh sao cho ít nhất 5 % thể tích nồi cất trong một giờ. Thời gian chưng cất 2,5  3 giờ cho một mẻ, nhiệt độ dịch ngưng từ 30  350C. Tinh dầu bạc hà sau cất được đem đi lắng, làm khô sẽ có màu vàng, hơi xanh, trong suốt, không vẫn đục.
Qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu quế:

Sơ đồ công nghệ:
NGUYÊN LIỆU
NGHIỀN, BĂM
CHƯNG CẤT BẢ PHƠI
NGƯNG TỤ HƯƠNG LIỆU
PHÂN LY
TINH DẦU THÔ NƯỚC CHƯNG
LẮNG TÁCH TINH DẦU II
SẤY
LỌCTINH DẦU THÀNH PHẨM
Nguyên liệu dùng để cất tinh dầu quế có thể cành, lá hoặc vỏ quế vụn. Nếu dùng cành, lá thì nên cất ở dạng tươi vì nố sẽ cho màu sắc sản phẩm đẹp hơn. Nếu nguyên liệu là vỏ quế vụn thì trước khi cất nên nghiền (lọt sàng 3 mm), nếu là cành, lá thì phải băm nhỏ. Phần nước chưng sau khi phân ly có thể cho hồi lưu trở lại nồi cất để tận thu tinh dầu. Nguyên liệu chỉ cho 1/10 đến 2/10 thể tích nồi cất, nếu không sẽ có hiện tượng trào bọt qua vòi voi. Thời gian chưng cất khoảng 2,5  3 giờ. Tinh dầu quế nặng hơn nước nên phải dùng thiết bị phân ly thích hợp. Tinh dầu quế thành phẩm có màu vàng nâu, trong suốt.
Qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt:

a. Sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt bằng phương pháp trích ly: Nguyên liệu là vỏ cam, chanh, quýt, nếu cần bảo quản để sản xuất lâu dài thì nghiền nhỏ (10*6 mm) và ngâm trong dung dịch muối ăn 25 %.
Nguyên liệu được ngâm trong cồn thực phẩm 80 %V trong thùng nhôm, sau 48 giờ, chiết ra và thay bằng cồn cao độ hơn (90  94 %V), ngâm tiếp trong 24 giờ, tỉ lệ cồn và vỏ sao cho đủ để ngập hết vỏ trong thùng, cồn ngâm xong đem cất để lấy riêng từng phần. Phần đầu đục, để riêng ra để cất lại, phần kế đó trong, có mùi thơm là thành phẩm.
Loại có độ cồn 60 %V trở lên trộn chung lại để pha nước ngọt, loại 15  60%V cho vào nồi cất để cất lại.
b. Sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt bằng phương pháp chưng cất: Cất tinh dầu cam, chanh, quýt tốt nhất là từ vỏ tươi. Trước khi cất cần nghiền nhỏ (2*2 mm), thời gian chưng cất 2,5  4 giờ.
Tinh dầu cam, chanh, quýt thu được bằng phương pháp này chứa nhiều tecpen và seckitecpen nên dễ bị oxy hóa ở điều kiện thường, do đó sau khoảng 5 tuần bảo quản đã có mùi khó chịu. Phải tách bớt tecpen và seckitecpen bằng cách hòa tan tinh dầu trong cồn cao độ (96 %V), tinh dầu sẽ hòa tan hoàn toàn, sau đó thêm nước cất vào để hạ nồng độ cồn đến 65 %V, các dạng tecpen sẽ không hòa tan ở cồn thấp độ nổi lên trên, lọc đi ta sẽ thu được tinh dầu không còn tecpen. Loại tinh dầu này có thể sử dụng trực tiếp để pha chế rượu mùi, nước giải khát mà không sợ đục.

Tinh dầu cam, chanh, quýt đã loại tecpen cần đóng trong các chai lọ có màu, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, không khí.

(Ashley Nguyen)